Tẩy giun cho bé: Nên chọn thuốc nào và lưu ý điều gì?

Tẩy giun cho bé: Nên chọn thuốc nào và lưu ý điều gì?
3 phút, 34 giây để đọc.

Tẩy giun cho bé là việc làm cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ về cách tẩy giun cho trẻ. Đồng thời là những lưu ý quan trọng.

Giun là loài động vật sống ký sinh trong cơ thể người, chủ yếu là trong ruột. Có rất nhiều loại giun: giun đũa, giun móc, giun tóc, sán lá… Nhiễm giun sẽ làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của bé.

Hơn nữa, lượng dinh dưỡng cơ thể hấp thu được lại phải san sẻ cho “vị khách không mời” này nữa. Nên bé dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi cọc. Ngoài ruột, có bé còn bị giun tấn công những bộ phận khác của cơ thể như chui vào phổi gây ho kéo dài. Chui vào ống mật gây tắc mật vàng da, chui vào tai, não, gan…Gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Tẩy giun là một việc làm cần thiết. Giúp bé loại bỏ bớt hoặc hoàn toàn lượng giun ký sinh trong cơ thể. Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên tẩy giun định kỳ cho con. Từ 4-6 tháng một lần.

Các loại thuốc tẩy giun cho bé

Đối với trẻ em, chỉ nên bắt đầu tẩy giun định kỳ khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Trong trường hợp trẻ dưới 2 tuổi. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun sán thì nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát.

khi đã có bằng chứng chính xác của việc nhiễm giun sán thì trẻ sẽ được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trẻ cần bắt đầu tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc tẩy giun, trong đó có các loại thuốc phổ biến sau:

  • Mebendazole: Dùng loại dạng 500 mg. Viên nén vị ngọt trái cây hoặc dung dịch uống có hương giúp trẻ dễ uống càng tốt. Uống một lần duy nhất 500mg/ngày và thường được uống vào buổi sáng. Đối với dạng thuốc hàm lượng 100 mg mỗi viên, cần cho bé uống 2 viên mỗi ngày vào buổi sáng. Và buổi tối. Uống trong 3 ngày liên tiếp.
  • Albendazole: Dùng loại viên nén 400 mg. Uống một lần duy nhất 400 mg/ngày và cũng thường được uống vào buổi sáng.
  • Pyrantel : Thuốc được trình bày dưới dạng viên nén 125 mg và 250 mg. Liều dùng là 10 mg cho mỗi kilogram cân nặng. Trẻ uống 1 liều duy nhất

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy giun

Thuốc tẩy giun có thể gây ra một số phản ứng phụ. Như đau đầu, nôn, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Nhưng các triệu chứng này thường nhẹ. Và sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như: phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Hiện nay thuốc có thể được uống trong hoặc ngay sau bữa ăn. Không cần nhịn đói hay ăn kiêng. Cũng không phải dùng thuốc xổ. Nhưng thông thường thuốc tẩy giun được sử dụng vào buổi sáng, trước khi ăn.

Thuốc tẩy giun cũng sẽ gây ra một số phản ứng phụ không mong muốn như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy… Những triệu chứng này sẽ nhanh chóng khỏi thôi. Nên mẹ đừng quá lo lắng nhé! Nếu như bé bị nổi mề đay, mẫn đó hay những triệu chứng dị ứng thông thường, mẹ có thể cho bé uống thuốc dị ứng. Nhưng nếu những hiện tượng này kéo dài và mẹ thấy con có những biểu hiện mệt mỏi bất thường, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để theo dõi ngay nhé!

Một điều quan trọng là mẹ phải tránh tình trạng tái nhiễm giun cho bé. Cố gắng giữ gìn vệ sinh nhà cửa, cho bé rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ gìn vệ sinh ăn uống, bảo đảm ăn chín, uống sôi…

Theo Vinmec

About Post Author

Thắm Nguyễn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.