Chợ nổi dừa sông Thom Bến Tre kiệt tác nghệ thuật

Chợ nổi dừa sông Thom Bến Tre kiệt tác nghệ thuật
3 phút, 19 giây để đọc.

Đặc sản của vùng sông nước miền Tây chắc hẵn là ngôi chợ nổi dừa trên sông Thom? Điều gì tạo nên sự hấp dẫn khách du lịch phương Tây trong năm 2020 vừa qua. Những đặc sản của chợ nổi dừa mà bạn chưa từng biết. Tất cả sẽ được bật mí qua bài viết này.

Bến Tre có một khu chợ trên sông Thom

Bến Tre vốn được mệnh danh là “xứ dừa” bởi đâu đâu trên khắp đất này cũng có hình bóng của cây dừa.

Dừa như người bạn, người thân, gắn liền với nhiều hoạt động trong cuộc sống của người dân. Xứ này đã có nhiều thứ từ dừa, gắn với dừa; khi có kẹo dừa, bánh tráng dừa, khách sạn dừa, con đường dừa…

Nhưng có lẽ nhiều du khách chưa được biết đến Bến Tre còn có cả Chợ nổi dừa và Dòng sông dừa.

Điểm nổi bật vùng miền sông nước Bến Tre

Nhìn trên bản đồ, toàn tỉnh Bến Tre là tứ bề sông nước với nhiều sông rạch chằng chịt; chạy ngang dọc chia cắt để hình thành các cù lao trù phú.

Yếu tố sông nước ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân, trong đó có phương thức họp chợ, giao thương.

Trên một đoạn sông Thom như vậy, từ nhiều năm nay đã hình thành không gian chợ mua bán dừa tấp nập.

Không những thế, đoạn sông này còn có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ trái dừa. Vì các hoạt động thường diễn ra trên ghe thuyền; ngay sông nước nên được gọi là Chợ nổi dừa.

Chợ nổi dừa trên sông Thom xuất hiện và nằm ở đâu tại Bến Tre?

Đến chợ dừa trên sông Thom, du khách có cơ hội hòa mình trong không gian sản xuất, sinh hoạt của người dân gắn với dừa. Nhưng trước tiên hãy khám phá nguồn gốc của chợ nỗi nhé.

Chợ nổi dừa trên sông Thom có từ khi nào?

Tên gọi Sông Thom có ảnh hưởng theo ngôn ngữ của đồng bào Khmer là cộng đồng dân cư đông đảo ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Thom có nghĩa là lớn, sông Thom là sông lớn. Sau này có nhiều người gọi là sông “Thơm”. Đây là một con kênh đào lớn vắt ngang cù lao Minh (cù lao lớn nhất trong 03 cù lao hình thành nên Bến Tre).

Sông Thom có chiều dài khoảng 15km được hình thành từ năm 1905 nối giữa sông Hàm Luông và Cổ Chiên. Hàng trăm năm nay, đây vẫn là con đường thủy ngắn nhất đi từ Bến Tre sang Trà Vinh.

Chợ nổi dừa và sông Thom nằm ở vị trí nào?

Sông Thom chạy xuyên qua địa phận và một số đoạn là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam của Bến Tre.

Đoạn có Chợ nổi dừa thuộc địa phận các xã An Thạnh, Tân Hội của huyện Mỏ Cày Nam.

Xem thêm: 5 địa điểm không nên bỏ lỡ khi du lịch Hạ Long

Chợ nổi dừa sông Thom đặc biệt như thế nào?

  • Chợ nổi dừa không chỉ quy tụ ở ngã 3 sông, hay khúc sông rộng, mà còn được hình thành trải dài hàng cây số trên một đoạn sông Thom. Có lẽ vì lẽ này mà người ta thường gọi đoạn sông này là sông dừa.
  • Sản phẩm trao đổi, mua bán chính ở đây là dừa: trái dừa, sơ dừa, chỉ dừa, mụn dừa…
  • Chợ nổi dừa diễn ra suốt cả ngày không kể sớm tối, nắng mưa. Việc này phụ thuộc vào tiến độ các đơn hàng, hay thời gian cập bến của các lô hàng.
  • Ngoài giao thương, nơi đây còn có các nhà máy, cơ sở sản xuất; chế biến nguyên liệu và thành phẩm từ dừa: nạo dừa, cơm dừa, mứt dừa, mụn dừa…

About Post Author

Hòa Ngô

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.